Những Điều Chưa Biết Về Đường Sắt Việt Nam

Đường sắt Việt Nam có từ khi nào?

Lịch sử hình thành

Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1881 với chiều dài 71km nối Sài Gòn với Mỹ Tho. Sau đó tuyến đường sắt xuyên Việt bắt đầu được khai thác vào năm 1936. Đến nay, mạng đường sắt đã có bước tiến vượt bậc về cả quy mô và năng lực so với giai đoạn đầu. Mạng Đường sắt Việt Nam bao gồm 7 tuyến chính nối liền 35 tỉnh thành qua nhiều địa hình đặc biệt. Với hơn 130 năm khai thác, Đường sắt Việt Nam liên tục phát triển và duy trì toàn bộ cơ sở hạ tầng của mạng đường sắt quốc gia.

Những Điều Chưa Biết Về Đường Sắt Việt Nam
Những Điều Chưa Biết Về Đường Sắt Việt Nam

Lịch sử phát triển

Những mốc son trong lịch sử phát triển Đường sắt Việt Nam

– 1881 Khởi công tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương có chiều dài 71 km nối Sài Gòn với Mỹ Tho.

– 1936 Hoàn thành với tổng chiều dài 2600km

– 1946 Ngày 21-10 Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tuyến tàu hỏa đầu tiên sau khi Việt Nam giành độc lập từ Hải Phòng về Hà Nội, Người đã gửi thư khen ngợi nhân viên hỏa xa. Từ đó ngày này được chọn là Ngày truyền thống của Đường sắt Việt Nam.

– 1955 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng cục Đường sắt.

– 1976 Sau 36 năm chia cắt, tuyến đường giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được khôi phục, nối liền hai miền Bắc – Nam của đất nước.

– 1990 Tổng cục Đường sắt được chuyển đổi thành Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo quyết định số 575/QĐ/TCCB-LĐ ngày 10/4/1990 của Bộ trưởng GTVT.

– 2003 Thành lập Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 

– 2005 Quốc hội thông qua Luật Đường sắt

– 2010 Chuyển Công ty mẹ – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Những Điều Chưa Biết Về Đường Sắt Việt Nam
Những Điều Chưa Biết Về Đường Sắt Việt Nam

Những đặc điểm nổi bật nhất của ngành vận tải đường sắt

Dựa vào điều kiện sản xuất và quá trình sản xuất vận tải đường sắt tại Việt Nam, bên cạnh những đặc điểm chung như các loại hình vận tải khác thì các đặc điểm của ngành vận tải đường sắt vẫn có những nét nổi bật riêng biệt, đó cụ thể là:

1. Vận chuyển hàng hóa đường sắt là ngành có tính phân tán rộng, hoạt động sản xuất trải rộng trên nhiều vùng địa lý, rải khắp các địa bàn, mở rộng phạm vi trên toàn vùng lãnh thổ

2. Hoạt động sản xuất của ngành vận tải đường sắt luôn đảm bảo tính liên hoàn, liên tục và mang tính chất thường xuyên

3. Thêm nữa, tính chuyên dùng của phương tiện vận tải và hạ tầng cơ sở, trên đường sắt không có bất kỳ một phương tiện vận tải nào khác hoạt động trên đó. Vậy nên, đường sắt được xem như là đường độc tôn, tức cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho vận tải đường sắt là hoàn toàn riêng biệt. Hệ thống thông tin tín hiệu và cầu đường hầm là chuyên dùng cho ngành đường sắt

4. Ngành vận tải hàng đường sắt bao gồm nhiều bộ phận có kết cấu hoạt động ăn khớp với nhau, nó tương tự như một dây chuyền sản xuất liên thông có quy mô tương đối lớn.

5. Có thể vận chuyển đa dạng các loại hàng hóa như: ô tô, máy móc, hàng cồng kềnh, chất lỏng,…

Những Điều Chưa Biết Về Đường Sắt Việt Nam
Những Điều Chưa Biết Về Đường Sắt Việt Nam

Vì sao nên chọn dịch vụ vận chuyển của Đường sắt Việt Nam?

– Thời gian giao hàng luôn đúng theo cam kết và nhanh nhất có thể.

– Giá cả rất rẻ, cạnh tranh, đặc biệt, đưa ra mức giá hấp dẫn nhất cho khách hàng.

– Chính sách ưu đãi với khách hàng thân thiết và với những đơn hàng đặc biệt. Đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.

– Giao hàng tận nơi theo yêu cầu, hạn chế việc di chuyển bất tiện cho khách hàng.

– Chính sách chiết khấu linh hoạt, đem đến sự hài lòng tối đa cho quý khách.

Tham khảo thêm: Vận chuyển xe máy xe đạp điện Bắc Nam bằng đường sắt

Tìm hiểu thêm: Dịch Vụ Vận Chuyển Hạt Cà Phê Đi Hà Nội Bằng Đường Sắt

Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của đường sắt Việt Nam

 

Rate this post