Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật

Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật

Lý do Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật

Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết đang tổng hợp ý kiến các bộ ngành, về cơ bản không đồng thuận với đề nghị nhập 37 toa xe cũ của Nhật.

Chiều 6/11, tại họp báo thường kỳ Chính phủ, ông Đông nói thông cảm với doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh, nhưng việc nhập các toa tàu cũ về Việt Nam phải tuân thủ quy định.

Theo Luật Đường sắt, việc đăng kiểm phương tiện đường sắt khi đưa vào sử dụng phải còn niên hạn. Nghị định của Chính phủ cũng quy định nếu phương tiện nhập khẩu đường sắt là toa xe thì đã qua sử dụng dưới 10 năm, chở hàng 15 năm. Trong khi các toa xe của Nhật Bản đã 40 năm.

Chi phí nhập về Việt Nam hoán cải cũng sẽ tốn kém, bởi khổ đường sắt của Nhật là 1,076 mm còn của Việt Nam là 1.000 mm. Ông Đông nói Bộ Giao thông Vận tải sẽ sớm báo cáo Chính phủ về nội dung này.

Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật
Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật 

Ngày 16/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) kiến nghị Chính phủ cho phép nhập 37 toa xe cũ được Nhật Bản chuyển giao miễn phí. 37 toa xe loại Kiha 40 và Kiha 48 được Nhật Bản sản xuất giai đoạn 1979-1982 do Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) sử dụng, hiện đã ngừng khai thác.

Các toa xe có ghế mềm, điều hòa không khí với công suất 68-82 chỗ ngồi, 28-34 chỗ đứng, vận hành tối đa 95 km/h trên các tuyến đường sắt khổ 1.067 mm của Nhật Bản. Toa xe có thể vận hành độc lập hoặc dễ ghép nối thành đoàn tàu tùy theo nhu cầu sử dụng.

Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật 
Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật 

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sau khoảng 40 năm vận hành, cả hai loại toa xe không gặp vấn đề nghiêm trọng về an toàn và chất lượng. JR East sẽ chuyển giao miễn phí cho VNR các toa xe nếu có nhu cầu. Phía Việt Nam sẽ chịu chi phí liên quan đến nhập khẩu, cải tạo.

Dù không mất tiền mua, dự án có tổng vốn đầu tư 140 tỷ đồng, trong đó 40 tỷ đồng phí vận chuyển, 80 tỷ đồng hoán cải và các chi phí khác như đăng kiểm, tư vấn, dự phòng. Tổng vốn do doanh nghiệp tự huy động.

Tìm hiểu thêm: Vận chuyển LCL bằng đường sắt từ Hà Nội đi HCM

Tìm hiểu thêm: Dịch Vụ Vận Chuyển Hạt Cà Phê Đi Hà Nội Bằng Đường Sắt

Rate this post