Nội Dung Chính
Tiềm năng phát triển ngành đường sắt Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải cho biết, giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, là một trong những ngành mũi nhọn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể hiện mức độ phát triển của mỗi quốc gia. Với các ưu điểm vượt trội so với các loại hình vận tải khác như: vận tải đường dài với khối lượng lớn, ổn định, an toàn, ít gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, thích hợp với đại đa số các tầng lớp dân cư, vận tải đường sắt đang ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tầm nhìn phát triển đường sắt trong tương lai
Theo Bộ Giao thông vận tải, căn cứ Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 thì ngành đường sắt phải: “Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường”.
Một số dịch vụ vận chuyển tại đường sắt Việt Nam
- Nhận vận chuyển hàng hoá trọn gói từ kho đến kho bằng tàu chuyên tuyến nhanh
- Nhận vận chuyển đồ văn phòng, đồ gia đình trọn gói bằng tàu chuyên tuyến nhanh
- Nhận vận chuyển xe máy, xe đạp con nguyên chiếc.
- Nhận vận chuyển hàng dễ vỡ, hàng quá khổ, hàng nặng trọn gói bằng tàu chuyên tuyến nhanh.
- Nhận vận chuyển nguyên toa, nguyên container bằng đường sắt
- Nhận đóng gói bao bì hàng hoá theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn khi vận chuyển
- Mua bảo hiểm hàng hoá cho lô hàng có giá trị lớn.
Mặt hàng được phép vận chuyển thông qua phương thức vận tải đường sắt bao gồm các mặt hàng sau:
+ Các loại hàng phục vụ gia đình như: bột giặt, dầu gội, vải, gạo, cà phê, các mặt hàng điện tử như: quạt điện, điều hòa…
+ Các loại hàng phục vụ với mục đích sản xuất như: băng keo, hóa chất, hạt nhựa, những nguyên liệu dạng bột hoặc dạng lỏng
+ Các loại vật liệu xây dựng như: sơn màu, bột trét, đồ ngũ kim…
+ Các loại máy móc, thiết bị như: máy móc văn phòng, máy móc phục vụ sản xuất, máy móc phục vụ sinh hoạt…
+ Các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu, và các loại đồ uống không chứa cồn như: nước ngọt, nước khoáng….
+ Ô tô, xe máy, xe đạp và các loại phụ tùng đi kèm
+ Các loại hàng hóa phục vụ công trình như: cửa, khung…
Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt gồm những bước sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
+ Bước 2: Khảo sát lượng hàng cần vận chuyển
+ Bước 3: Báo giá vận chuyển, sau khi bàn bạc và thống nhất giữa hai bên để tiến hành vận chuyển
+ Bước 4: Xác định được tiến độ giao hàng, bốc xếp chuyển hàng từ kho đến tàu
+ Bước 5: Hàng hóa được vận chuyển đến ga tàu hoặc địa điểm chỉ định.
Sau khi khách hàng nghiệm thu có thể tiến hành thanh toán theo hợp đồng.
Tham khảo thêm: Vận chuyển xe máy xe đạp điện Bắc Nam bằng đường sắt
Tìm hiểu thêm: Dịch Vụ Vận Chuyển Hạt Cà Phê Đi Hà Nội Bằng Đường Sắt
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Đường sắt Việt Nam