Xe tải băng qua đường sắt, mối nguy hiểm đáng lo ngại

Xe tải băng qua đường sắt – mối nguy hiểm đáng lo ngại

Hôm qua 04/05/2022, khi cố băng qua đường sắt không có rào chắn, một chiếc xe tải ở Nghệ An bị tàu hỏa tông trúng làm một người tử vong, một người bị thương nặng.

Tìm hiểu thêm: Vận chuyển đào mai nhanh chóng an toàn uy tín giá rẻ

Xe tải băng qua đường sắt - mối nguy hiểm đáng lo ngại
Xe tải băng qua đường sắt – mối nguy hiểm đáng lo ngại 
Vụ tại nạn này xảy ra vào trưa ngày 4/5, tại xã Nghi Yên (H.Nghi Lộc, Nghệ An)

Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 12 giờ 15 phút cùng ngày, xe tải mang biển số Nghệ An chở thiết bị điện máy, điện lạnh di chuyển từ xã Nghi Yên (H.Nghi Lộc) ra quốc lộ 1A. Khi xe tải đang băng qua đường sắt cắt đường ngang dân sinh thì bị tàu hỏa chở khách SE7 đang chạy hướng từ bắc vào nam đâm trúng.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đường sắt

Chủ yếu là do ý thức chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông chưa cao, không chấp hành nghiêm chỉnh Luật GTĐS, cố tình vượt ẩu qua đường sắt. Sau nữa là do sự bùng nổ các phương tiện ôtô ở các thành phố, thị xã, khu đông dân cư, việc tùy tiện mở các đường đi trái phép vượt qua đường sắt là nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Cùng với việc tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông là việc giải tỏa những vi phạm hành lang ATGT đường sắt; Quy hoạch đường gom, xây dựng hàng rào, tiến tới xây dựng cầu vượt, cầu chui để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự quá tải về giao thông là nguyên nhân cơ bản nhất khiến TNGT nói chung và TNGTĐS gia tăng.

Xe tải băng qua đường sắt - mối nguy hiểm đáng lo ngại
Xe tải băng qua đường sắt – mối nguy hiểm đáng lo ngại

Biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tai nạn đường sắt

– Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường thực hiện quy chế phối hợp với các địa phương, tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác không gian trong phạm vi đất dành cho đường bộ, đường sắt hoặc chuyển chính quyền địa phương xử lý theo thẩm quyền.

– Xây dựng lộ trình và sắp xếp thứ tự ưu tiên để thực hiện việc cập nhật, thay thế hệ thống biển báo hiệu đường bộ; chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để làm gờ giảm tốc và cắm biển báo nguy hiểm tại tất cả các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

– Tập trung xử lý việc trông giữ xe trái phép, bán hàng, họp chợ trên lòng, lề đường; xây dựng lều quán, mái vẩy, xây bục bệ, đắp vuốt làm lối đi trên vỉa hè, vào nhà; lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu trong phạm vi bảo vệ công trình, hàng lang ATGT đường bộ, đường sắt; phá hoại công trình giao thông đường bộ, đường sắt; đấu nối trái phép vào quốc lộ…

– Tổ chức giải tỏa dứt điểm các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình, hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, đất hành lang ATGT đã được bồi thường, đền bù.

– Khi triển khai các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo đường bộ, đường sắt phải lập phương án bồi thường để thu hồi hết phần đất của đường bộ; tổ chức cắm đầy đủ mốc lộ giới xác định hành lang an toàn đường bộ và mốc giải phóng mặt bằng xác định phạm vi đất đã giải phóng mặt bằng theo quy định.

Xe tải băng qua đường sắt - mối nguy hiểm đáng lo ngại 
Xe tải băng qua đường sắt – mối nguy hiểm đáng lo ngại 

Tìm hiểu thêm: Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Việt Nam

 

5/5 - (1 bình chọn)