Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Việt Nam

Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Việt Nam

Việt Nam có địa hình trải dài từ Bắc vào Nam do vậy tuyến đường sắt Bắc – Nam được xem như một hệ thống giao thông vận tải huyết mạch và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận chuyển cũng như nền kinh tế của cả nước. Vậy khi cần vận chuyển hàng đường sắt khách hàng cần chú ý những điều gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới nhé. 

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Việt Nam
Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Việt Nam

Ngành đường sắt trong những năm trở lại đây đã có những thay đổi tích cực, cụ thể như đổi mới các ứng dụng khoa học công nghệ từ việc nhỏ nhất là nâng ke ga ở một số ga để bằng với mặt sàn của tàu, áp dụng công nghệ mới xử lý khu vệ sinh trong các toa đường dài… Nhu cầu vận chuyển hàng đường sắt cũng được nhiều khách hàng quan tâm đến. 

Ưu điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Lịch trình cụ thể, rõ ràng

So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường sắt cung cấp cho bạn một lịch trình tàu khởi hành, điểm đến và thời gian dừng lại rõ ràng, giúp khách hàng có thể nắm được thời gian biểu ổn định và chính xác nhất.

Thông thường, thời gian và lộ trình của đoàn tàu luôn được xác định trước, ít khi bị trì hoãn, trừ những trường hợp bất ngờ như thời tiết xấu hay hỏng hóc kỹ thuật. 

Nhìn chung, vận tải bằng đường sắt luôn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, vì tuyến đường dài và tần suất ổn định.

Vận chuyển khối lượng lớn, hàng cồng kềnh

Có thể ưu điểm lớn nhất của đường sắt chính là có thể vận chuyển những loại hàng hóa rất cồng kềnh, những hàng hóa cực dài và nặng. Đáp ứng nhu cầu đa dạng từ các sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị, nông sản, vật liệu xây dựng, nội thất, ô tô, xe máy, hàng sản xuất, hàng tiêu dùng … Vận chuyển tàu hỏa vô cùng an toàn và duy trì chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó, trên mỗi chuyến đi, tàu lại chia ra các toa chuyên dụng: toa chuyển chở xăng dầu, toa chuyển để xe đạp, xe máy, toa chuyên chở hàng lẻ, hàng bưu kiện.

Việc phân loại ra như vậy sẽ hạn chế được các sự tác động của các loại hàng hóa với nhau. Nhờ đó, hàng hóa của bạn sẽ được an toàn, tránh được những mất mát hay hư hỏng đáng tiếc. 

Vận chuyển khối lượng lớn, hàng cồng kềnh
Vận chuyển khối lượng lớn, hàng cồng kềnh

Giá cước ít biến động

Tương tự như lịch trình vận chuyển, khi đã biết số lượng và chủng loại hàng hóa, giá cước được ấn định rõ ràng và rất ít dao động. Nhờ đó, khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào giá cả và khả năng cạnh tranh của vận tải đường sắt.

Ngoài ra, vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa tiết kiệm nhiên liệu hơn.  Các đoàn tàu có cùng khối lượng vận chuyển tiết kiệm được 50% đến 70% năng lượng so với vận tải đường bộ, thân thiện với môi trường. Do đó, chi phí cũng rẻ hơn so với các phương thức vận chuyển khác.

Nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Do chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn, tuyến đường cố định nên khi chuyển hàng bằng đường sắt không có được linh hoạt trong quá trình vận chuyển.

Bên cạnh đó, nếu có hư hỏng đường ray hay gặp tai nạn trên quá trình vận chuyển sẽ mất nhiều thời gian để sửa chữa và vận hành lại tuyến đường, gây gián đoạn trong việc lưu thông hàng hóa của bạn. 

Nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Mặt hàng nào thường được chuyển bằng tàu hỏa?

Có thể thấy rằng nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa của khách hàng vô cùng đa dạng, phong phú. Các mặt hàng thường đường gửi với số lượng lớn. Nhìn chung, khi cần chuyển hàng đường sắt, các mặt hàng sẽ ở các nhóm sau: 

  • Hàng đóng thùng, hàng khô như hạt điều, cao su, cà phê, bột, gạo, thực phẩm khô…
  • Dược phẩm, mỹ phẩm, hóa phẩm;
  • Hàng nước như hóa chất, chất tẩy rửa, nước ngọt, bia, sơn…;
  • Các hàng bao bì đóng gói như bánh kẹo, thuốc lá, tương ớt…;
  • Đồ dùng gia đình; hàng máy móc, thiết bị, …
  • Hàng nặng, siêu trường, siêu trọng;
  • Ô tô, xe máy, tivi, tủ lạnh, điều hòa…;

*Lưu ý: Những mặt hàng mà tàu hỏa không nhận vận chuyển là: các loại chất nổ, chất dễ cháy, chất phóng xạ..; tử thi, hài cốt; các loại động vật sống, động vật hoang dã hay những hàng dễ vỡ; hay các mặt hàng quý giá như vàng, bạc, …

 

Rate this post